Nhạc chuông miễn phí
Đăng kýĐăng nhậpĐăng nhạcĐiều khoản sử dụng
Mạng di động:
 
 
Nhạc chờ > Thông tin tiểu sử > Việt Hùng

VIỆT HÙNG

 

Nhạc chờ Việt Hùng



Việt Hùng

Thông tin tiểu sử/ profile "Việt Hùng"

 
 
 
Ca sĩ/ ban nhạc: Việt Hùng
Tên thật/ tên đầy đủ: Việt Hùng
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 1923
Nước/ quốc gia:Việt Nam
Nghệ sĩ Việt Hùng sinh năm 1923 tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, bước vào nghiệp cầm ca từ thập niên 1940. Năm 1947 Việt Hùng đã là danh ca được thu thanh vào dĩa hát Asia với bản vọng cổ đầu tiên nhan đề “Bằng Quận Công Nguyễn Hữu Chỉnh”. Lúc bấy giờ tuy là nghệ sĩ mới nổi, nhưng trong buổi hát khánh thành trụ sở Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ, có diễn tuồng “Ðời Cô Lựu”, Việt Hùng được ban tổ chức chọn đóng một vai quan trọng, thay thế nghệ sĩ hữu danh Tư Út đã vĩnh viễn rời xa sân khấu ở thế gian (Tư Út đi theo gánh Phụng Hảo lên Nam Vang hát và chết trên sân khấu, lúc đang đóng cặp với Phùng Há diễn tuồng Mộng Hoa Vương). Sanh nghề tử nghiệp!
Năm 1950 Việt Hùng gia nhập gánh Mộng Vân, và trở nên kép chánh trong vai Trần Bằng, tuồng “Rừng Hoang Ðẫm Máu”. Năm 1951 qua gánh Thanh Minh của Năm Nghĩa rồi lại sang cộng tác với đoàn Hoa Sen của bầu Bảy Cao. Ðến năm 1953 ông Bầu Sinh lập gánh Hương Hoa đã mời cặp Việt Hùng-Ngọc Nuôi về làm đào kép chánh, và nhờ những tuồng La Mã có đánh kiếm thích hợp với sở trường nên Việt Hùng rất nổi ở giai đoạn này. Sở trường của Việt Hùng là loại tuồng La Mã, ông rất thích đóng hai vở tuồng “Ðêm Lạnh Trong Tù” và “Ðầu Xanh Vương Khổ Hận”. Ở đoàn Hương Hoa đêm nào Việt Hùng cũng đeo kè kè cây kiếm, mà rút kiếm ra đánh là thắng (vai trò kép chánh hầu như chỉ thắng chứ không bại).
Năm 1955 gánh Kim Thanh ra đời, Việt Hùng cộng tác một thời gian ngắn, rồi trở về gánh Hương Hoa lần thứ hai, nhưng không được làm kép chánh bởi đi rồi thì có người khác thay thế, và có lẽ do đó mà năm 1956 Việt Hùng hợp tác với nghệ sĩ Minh Chí thành lập đoàn “Việt Hùng-Minh Chí”. Lúc này ông rất nổi ở vai Lưu Bình trong tuồng “Người Ðẹp Bán Tơ” và Ngọc Nuôi thì đóng vai nàng Châu Long (dĩ nhiên nghệ sĩ Minh Chí vai Dương Lễ). Thế nhưng chưa đầy một năm thì gánh Việt Hùng-Minh Chí xuống dốc, khán giả thưa thớt dần, và cũng do ý kiến của ai đó nên gánh đổi tên đảo ngược lại là “Minh Chí-Việt Hùng”. Ðổi bảng hiệu rồi vẫn không khá, nội bộ lại lủng củng nhiều hơn, gánh hát rã và Việt Hùng về đầu quân trở lại gánh Thanh Minh lãnh vai kép độc.
Thập niên 1960 là thời kỳ oanh liệt của cải lương, nhưng Việt Hùng đã luống tuổi, đành nhường vai trò chính yếu của sân khấu cho những Hữu Phước, Thành Ðược, Út Hiền, Minh Cảnh, Thanh Hải... tiếp đến thì lớp trẻ khác tấn lên như Thanh Sang, Tấn Tài, Minh Phụng, Minh Vương...
Do làn hơi ca dây đào nên Việt Hùng làm kép chánh chẳng bao lâu, dầu đang thời kỳ vàng son của cải lương nhưng ông không còn khả năng lập gánh để làm bầu, mà đi hát thì gánh nào cũng đưa ông xuống hàng kép đóng vai lão, còn Ngọc Nuôi thì xuống đào mụ. Cũng cần nói rõ thêm “dây đào” là dây đờn dành cho người nữ ca, và cũng có người gọi là “dây lòn” hoặc là “dây tứ nguyệt”. Hầu như trong giới nam nghệ sĩ chỉ duy nhất Việt Hùng ca dây đào, chúng tôi không thấy ai nữa.
Ðến đầu thập niên 1970, nhiều nghệ sĩ cải lương bước sang lãnh vực điện ảnh làm ăn khá, Việt Hùng cũng chen chân vào trong phim kiếm hiệp “Long Hổ Sát Ðấu” và một vai trong phim “Nàng” của Thẩm Thúy Hằng. Thời kỳ sang bên điện ảnh làm cho có chớ đâu phải sở trường, đóng phim ít quá đâu đủ sống, Việt Hùng hùn hạp làm ga ra sửa xe nhưng chỉ chạy mối kêu bạn bè thân hữu nghệ sĩ mang xe đến sửa mà thôi.
Thời kỳ di tản 1975 Việt Hùng nhanh chân đi trước và sang được Mỹ, nhưng sang đây hát xướng chẳng bao nhiêu, lâu lâu mới có nơi nào đó mời hát trong tiệc tùng. Ðịnh cư ở Nam California nếu có bầu sô nào kêu thì hát kiếm thêm tiền đắp đổi, bằng không thì đi hát chùa (chùa thật) cũng được bao thơ xã giao, cũng có nghĩa là có còn hơn không vậy!
Những năm cuối đời Việt Hùng cộng tác với đài Little Sài Gòn Radio, hàng tuần lên đài cùng nhạc sư Tám Trí, nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm trong chương trình “Thanh Âm Trìu Mến”. Hiện nay cả bộ tứ cổ nhạc của đài: Việt Hùng, Ngọc Nuôi, Tám Trí và Dũng Thanh Lâm cùng theo tổ nghiệp cải lương về bên kia thế giới.

Các ca sĩ liên quan:


 
 
 
 

Ghi chú về thông tin tiểu sử Việt Hùng

Thông tin tiểu sử/ profile và ảnh của ca sĩ Việt Hùng được cập nhật liên tục tại tainhaccho.net.
Nếu bạn thấy thông tin tiểu sử hoặc ảnh ca sĩ Việt Hùng không chính xác hoặc thiếu, bạn có thể đóng góp bổ sung, gửi lời bình hoặc liên hệ với ban quản trị website.
Để xem danh sách nhạc chờ theo ca sĩ Việt Hùng và theo mạng diện thoại của bạn từ danh mục bên trái. Chú ý: danh sách chỉ bao gồm nhạc chờ của riêng ca sĩ Việt Hùng, nếu bạn muốn tìm nhạc chờ của ca sĩ Việt Hùng hát cùng với các ca sĩ khác, vui lòng sử dụng công cụ tìm kiếm phía trên và nhập vào tên ca sĩ ("Việt Hùng")
Bạn có thể tìm kiếm trang này bằng các từ khóa sau:
Tiểu sử Việt Hùng, thông tin tiểu sử Việt Hùng, profile Việt Hùng, lý lịch Việt Hùng, ảnh Việt Hùng, lí lịch Việt Hùng
Tiểu sử ca sĩ Việt Hùng, thông tin tiểu sử ban nhạc Việt Hùng, profile band Việt Hùng, lý lịch ca sĩ Việt Hùng, ảnh ban nhạc Việt Hùng, lí lịch ca sĩ Việt Hùng
Tieu su Viet Hung, thong tin tieu su Viet Hung, profile Viet Hung, ly lich Viet Hung, anh Viet Hung, li lich Viet Hung
Tieu su ca si Viet Hung, thong tin tieu su ban nhac Viet Hung, profile band Viet Hung, ly lich ca si Viet Hung, anh ban nhac Viet Hung, li lich ca si Viet Hung


Nhạc chờ Viettel hot nhất tháng
   
Alo người yêu tớ đang ngủ    
 
Alo người yêu em đang ngủ    
 
Alô tôi nghe bê lô tôi nghe    
 
Thuê bao quý khách vừa gọi tạm thời...    
 
Họa đi phúc sẽ đến    
 
Thương ly biệt    
 
Alo 113 xin nghe    
 
Sau lần hẹn cuối    
 
Đây là Đài Tiếng nói Việt Nam    
 
Người đứng sau hạnh phúc    
 
Có lẽ bên nhau là sai    
 
Hạnh phúc cuối cùng 1    
 
Xổ số kiến thiết Miền Bắc    
Xem tiếp